Tổng quan¶
Logo Trường Đại học Thăng Long được làm mới dựa trên sự kế thừa những đặc điểm đặc trưng của logo cũ.
Khắc phục những điểm yếu về tạo hình nhằm tạo ra một thành phần thương hiệu biểu trưng có tính vững chắc và khả năng dụng trong nhiều tình huống sử dụng khác nhau
Các phiên bản¶
Logo Trường Đại học Thăng Long được sử dụng ở các phiên bản khác nhau bao gồm: phiên bản ngang, phiên bản dọc.
Tuyệt đối không sử dụng các phiên bản khác ngoài những phiên bản được quy định tại cẩm nang hướng dẫn thương hiệu
Phiên bản chính. Phiên bản ưu tiên sử dụng trong bất cứ trường hợp nào có thể
Phiên bản phụ. Phiên bản chỉ sử dụng trong các trường hợp đặc biệt
Khoảng cách an toàn¶
Logo Trường Đại học Thăng Long cần được bao quanh bởi một khu vực không gian thông thoáng không bị gián đoạn để có thể duy trì sự nổi bật trong mọi hoạt động truyền thông. Khoảng trống là vùng không xâm phạm xung quanh logo.
Không có yếu tố đồ họa nào khác (ví dụ như hình ảnh hoặc kiểu chữ) sẽ xuất hiện trong khu vực này. Trong các trương hợp sử dụng thực tế, cần áp dụng nhiều không gian trống hơn mức tối thiểu bất cứ khi nào có thể.
Phiên bản chính. Khoảng cách an toàn của phiên bản chính được tạo thành bởi chiều cao chữ T trong phần chữ “Thang Long”
Phiên bản phụ. Khoảng cách an toàn của phiên bản chính được tạo thành bởi chiều cao chữ T trong phần chữ “Thang Long”
Kích thước tối thiểu¶
Để tránh bất kỳ vấn đề hiển thị nào có thể xảy ra, không bao giờ được sử dụng logo ở kích thước nhỏ hơn chiều rộng tối thiểu được quy định dưới đây.
Phiên bản chính
Kích thước tối thiểu (Chiều ngang)
In ấn: 2cm
Kỹ thuật số: 60px
Phiên bản phụ
Kích thước tối thiểu (Chiều ngang)
In ấn: 2cm
Kỹ thuật số: 45px
Phiên bản in ấn kích thước nhỏ¶
Trong một số trường hợp các thiết bị in ấn không chuyên dụng, ví dụ như máy in gia đình - có thể gây ra tình trạng lem mực. Để khắc phục tình trạng đó, chúng tôi đề xuất phiên bản dành riêng cho in ấn ở kích thước nhỏ.
Phiên bản in ấn ở kích thước nhỏ được tinh chỉnh khoảng cách giữa các ký tự. Không gian giữa các ký tự được mở rộng để hạn chế tình trạng mực lem do in ấn gây dính các chi tiết với nhau
LƯU Ý IN ẤN
Chỉ sử dụng khi và chỉ khi:
Thiết bị in ấn không đáp ứng tiêu chuẩn
Trường hợp phải sử dụng ở kích thước nhỏ hơn kích thước tối thiểu của logo tiêu chuẩn
Micro logo¶
Micro logo được sử dụng trong các trường hợp không gian thiết kế bị giới hạn, ở phiên bản này logo hiển thị duy nhất ở dạng hình trong khi phần chữ được loại bỏ do không đảm bảo khả năng hiển thị.
Kích thước tối đa (Chiều rộng)
In ấn: 1cm
Kỹ thuật số: 13px
Kích thước tối thiểu (Chiều rộng)
In ấn: 0,3cm
Kỹ thuật số: 10px
Logo trên nền màu thương hiệu¶
Thang Long Scarlet
RGB 243 36 09
CMYK 00 95 100 00
HEX F32409
Thang Long indigo
RGB 00 00 102
CMYK 100 85 36 40
HEX 000066
pure white
RGB 255 255 255
CMYK 00 00 00 100
HEX FFFFFF
pure black
RGB 00 00 00
CMYK 00 00 00 100
HEX 000000
Logo đứng cùng thương hiệu khác¶
Khi Đại học Thăng Long hợp tác với các công ty và tổ chức khác, chẳng hạn như Navigos Search thì nên sử dụng logo chính.
Kích thước của logo so với các đối tác phần lớn phụ thuộc vào tầm quan trọng của mối quan hệ nhưng nếu có thể thì nên có tầm quan trọng ngang nhau, từ đó điều chỉnh kích thước của các logo tương đương nhau. Bên cạnh đó cần tuân thủ quy tắc về khoảng cách an toàn dành cho Logo Thăng Long như đã trình bày ở phần trước
Vị trí đặt logo¶
Logo của Đại học Thăng Long cần được đặt ở vị trí rõ ràng & nổi bật. Vị trí được khuyến nghị cần được sử dụng bất cứ khi nào có thể là góc trên cùng bên trái của không gian thiết kế.
Bố cục dọc
Ở bố cục dọc, logo có thể được đặt ở tất cả các góc trong không gian thiết kế. Tuy nhiên vị trí khuyến nghị luôn là vị trí hai góc bên trái.
Bố cục ngang
Ở bố cục ngang, logo có thể được đặt ở hầu hết các góc trong không gian thiết kế. Tuy nhiên vị trí khuyến nghị luôn là vị trí hai góc bên trái.
Vị trí hạn chế sử dụng là vị trí góc dưới bên phải.
Vị trí chính giữa có thể sử dụng trong các điểm chạm vật lý như danh thiếp, bút hoặc ly nước.
Các trường hợp sử dụng sai¶
Logo tiêu chuẩn cần được sử dụng đúng theo các quy tắc đã được trình bày trước đó. Các trường hợp dưới đây trình bày các phương án sử dụng không được chấp nhận, gây ảnh hưởng tới nhận diện của thương hiệu
Không thay đổi khoảng cách các thành phần trong logo
Không sử dụng logo tiêu chuẩn thiếu phần chữ
Không co kéo thay đổi cấu trúc logo
Không thay đổi màu sắc các thành phần
Không sử dụng logo dưới dạng nét rỗng
Không đổ bóng cho logo
Không đè hoạ tiết lên logo
Không thêm viền vào logo
Không dàn logo thành hoạ tiết