Ngôn ngữ đồ hoạ chính¶
Các hình khối đồ hoạ
Các hình khối đồ họa chính là những mình kỷ hà được xây dựng dựa trên tinh thần về một môi trường Đại học ứng dụng thực tiễn, đi lên từ nền tảng cơ bản nhưng biến đổi linh hoạt.
Các hình khối kỷ hà: vuông, tròn, tam giác được tạo hình trong 06 ô vuông. Các hình đồ họa này sẽ kết hợp với nhau, đồng thời dựa vào các yếu tố nhận diện khác như màu sắc, hình ảnh và typography để tạo nên bố cục hoàn chỉnh.
Các yếu tố bố cục nền tảng
Đồ họa bao gồm các hình kỷ hà được phân chia theo tỉ lệ gần nhất với 1/2, 1/4, 1/3, 2/3,… tùy vào kích thước hiển thị của không gian thiết kế và dụng ý thiết kế.
Phân chia bố cục¶
Tỉ lệ phân bổ đồ hoạ
Việc phân chia tỉ lệ sử dụng nhằm đảm bảo độ phủ phù hợp của visual trên tổng thể các thiết kế đồng thời hài hòa với các thành tố khác trong một thiết kế (logo, nội dung chữ, ảnh,.)
Đồ họa bao gồm các hình kỷ hà được phân chia theo tỉ lệ gần nhất với 1/2, 1/4, 1/3, 2/3,… tùy vào kích thước hiển thị của không gian thiết kế và dụng ý thiết kế.
Bố cục ứng dụng
Mục sau đây đưa ra một một số bố cục ứng dụng trong hệ thống nhận diện thương hiệu trường Đại học Thăng Long.
Trường hợp ngoại lệ¶
Trong một số trường hợp không gian thiết kế có kích thước không lý tưởng khiến người dùng không lấp đầy được tất cả khoảng trống, do đó, chúng tôi đưa ra cách sau đây để xử lý vấn đề này.
Bước 1. Xác định tỉ lệ khối kỷ hà
Tỉ lệ lựa chọn tối ưu với lưới 2x4 hoặc 3x6, giảm tối đa khoảng trống dư thừa
Lưới 3x5 bị vượt ra ngoài không gian thiết kế nếu lấp đầy không gian
Lưới 5x10 nếu nằm gọn trong không gian sẽ tạo ra mật độ đồ họa quá dày đặc
Bước 2. Lựa chọn cách xử lý
Cách 1: Sử dụng không gian dư thừa để đặt các thông tin phụ
Cách 2: Lấp đầy không gian còn lại bằng lưới có tỉ lệ to hơn.
Phương thức sắp xếp khối hình kỷ hà¶
Ngôn ngữ đồ họa của Trường Đại học Thăng Long được thiết kế theo các khối vuông với các họa tiết khác nhau.
Tuy nhiên để tạo ra một tổng thể hài hòa khi sắp xếp các khối họa tiết này, chúng tôi gợi ý một số cặp họa tiết kết hợp nhằm tạo ra một trải nghiệm nhìn thuận mắt đồng thời tạo ra sự liên kết về mặt đồ họa giữa các điểm chạm khác nhau.
A.Hai nửa bán nguyệt ghép thành một hình tròn
B.Ghép hai ô 1/4 Vòng cung tạo thành một nửa hình tròn lớn
C. Hai hình Tam giác nhỏ ghép thành một Tam giác lớn
Các trường hợp sử dụng đặc biệt¶
Mục dưới đây đưa ra một số trường hợp sử dụng các yếu tố đồ họa linh hoạt hơn nhằm đáp ứng nhiều hơn các tình huống sử dụng.
Trường hợp 1: Sử dụng hình kỷ hà làm nền cho nội dung
Người dùng được phép sử dụng hình kỷ hà ở tỉ lệ lớn tuy nhiên cần điều chỉnh độ trong suốt (opacity) nếu cần thiết, tránh tình trạng khó đọc nội dung.
Hình kỷ hà được phép vượt ra khỏi khuôn khổ lưới cũng như không gian thiết kế, được phép xuất hiện chỉ một phần trong không gian thiết kế
Trường hợp 2: Sử dụng hình kỷ hà làm khung ảnh
Người dùng được phép sử dụng hình kỷ hà làm khung ảnh, như vậy, ảnh sẽ trở thành một phần của khối kỷ hà.
Trường hợp 3: Sử dụng hình kỷ hà làm nền cho ảnh
Người dùng được phép sử dụng hình kỷ hà làm nền cho ảnh với điều kiện ảnh đã được lọc bỏ phần nền, giữ lại chủ thể.
Trường hợp 4: Sử dụng hình kỷ hà kết hợp cùng Thang Long Sans
Người dùng được phép sử dụng Thang Long Sans như một dạng đồ họa xuất hiện trong một khối kỷ hà
Trường hợp cần tránh¶
Ngôn ngữ đồ họa của Trường Đại học Thăng Long được thiết kế theo các khối vuông với các họa tiết khác nhau.
Tuy nhiên để tạo ra một tổng thể hài hòa khi sắp xếp các khối họa tiết này, chúng tôi gợi ý một số cặp họa tiết kết hợp nhằm tạo ra một trải nghiệm nhìn thuận mắt đồng thời tạo ra sự liên kết về mặt đồ họa giữa các điểm chạm khác nhau.
Sử dụng quá nhiều khối họa tiết trong một không gian gây cảm giác chật chội, rời rạc, thiếu liền lạc
Sử dụng các miếng Tam giác tạo ra một đường chéo lớn
Chênh lệch quá lớn giữa mảng miếng lớn và các mảng miếng nhỏ
Sử dụng hình kỷ hà ghép lại thành một chi tiết đồ họa gây cảm giác khó hiểu, gây hiểu lầm
Trong thiết kế mà tỉ lệ khối đồ họa kỷ hà có trọng lượng lớn nhất không gian thiết kế nhằm mang tính biểu diễn - tránh sử dụng duy nhất một motif hình kỷ hà.
Không sử dụng các hình kỷ hà rời rạc ở các góc
Ngôn ngữ đồ hoạ Khối ngành¶
Khối Công nghệ - Thông tin
Khối Kinh tế - Quản lý
Khối Ngoại ngữ
Khối Âm nhạc ứng dụng
Khối Khoa học xã hội & Nhân văn
Khối Khoa học - Sức khoẻ
Khối Toán học
Khối Thiết kế Truyền thông
Khối Du lịch
Ví dụ ứng dụng¶
Hệ thống đồ hoạ sự kiện liên khối¶
Trong một số sự kiện có sự tham gia của các khoa ngành trong trường, các bộ visual này có thể kết hợp với nhau để tạo ra một hệ thống đồ họa lớn hơn nhằm thể hiện bản sắc đa dạng trong môi trường giảng đường Thăng Long. Mục sau đây biểu diễn một số ví dụ chúng tôi kết hợp các yếu tố đồ họa này với nhau
Một số quy tắc khi kết hợp các hình kỷ hà từ các khối ngành khác nhau
Màu sắc các hình khối đứng cạnh nhau chạy từ dải màu nóng sang dải màu lạnh hoặc ngược lại.
Các hình kỷ hà có độ chi tiết tương đương nhau, tránh những hình kỷ hà có độ phức tạp cao.
Kết nối các hình kỷ hà với nhau bằng các đường chéo khi có thể.